Một Frank Lloyd Wright tham vọng, biết nhìn xa trông rộng, thờ ơ với lời phàn nàn của khách hàng, mánh khóe trong việc thu hút khách hàng tiềm năng nhưng đôi khi lại gắt gỏng, cáu gắt khi họ không tôn trọng những nỗ lực, phán đoán của mình là một người tiên phong xuất sắc trong định hình kiến trúc Hoa Kỳ thế kỉ 20. Miệt mài cống hiến trong suốt 70 năm, Frank được ca ngợi như một kiến trúc sư vĩ đại nhất nước Mỹ cho đến tận ngày nay.
Chân dung kiến trúc sư Mỹ vĩ đại nhất thế kỷ 20 Frank Lloyd Wright
Frank Lloyd Wright
Quốc tịch: Mỹ
Ngày sinh: 8/6/1867
Nơi sinh: Richland Center, Wisconsin
Ngày mất: 9/4/1959
Nơi mất: Phoenix, Arizona
Nghề nghiệp: kiến trúc sư, nhà thiết kế nội thất, nhà văn và nhà giáo dục học.
Vốn được coi là một trong những kiến trúc sư vĩ đại nhất thế kỷ 20, những tòa nhà ông thiết kế, những ý tưởng điên rồ ông dám thực hiện và nguyên tắc thẩm mỹ “Kiến trúc hữu cơ” của ông còn phù hợp cho đến tận ngày nay. Nhân kỉ niệm 150 năm ngày sinh của Frank, hãy cùng điểm lại những điều mà bạn có thể chưa biết về “Big Man” này.
Frank Lloyd Wright là chủ nhân của hơn 1000 thiết kế kiến trúc…
Trong suốt cuộc đời, Wright đã thiết kế được 1.114 tòa nhà, nhưng chỉ có 532 trong số đó đã hoàn thành. Một số tòa nhà đã bị phá hủy, tuy nhiên bạn vẫn có thể thấy dấu ấn kiến trúc của Frank Lloyd Wright trên khắp thế giới, bao gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản và Canada. Các thiết kế của Wright bao gồm nhà ở, tòa nhà thương mại, nhà thờ, viện bảo tàng, lăng mộ,… Mặc dù một nửa thiết kế không được hoàn thành trong suốt cuộc đời nhưng nhiều người đã nhận ra được đó là công trình của ông bởi lẽ nó đặc biệt và độc đáo chỉ ông mới có. Một vài kiến trúc nổi bật của Wright xuất hiện ở Los Angeles. Bạn có thể dành ba giờ đồng hồ để tham quan những tòa kiến trúc của kiến trúc sư vĩ đại này ở Los Angeles.
Robie House, 1908, Chicago
Unity Temple, 1905, Oak Park, Illinois
Wright đặt ra thuật ngữ “kiến trúc hữu cơ”…
Triết lý kiến trúc “kiến trúc hữu cơ” của Wright, được lấy cảm hứng từ sự ngưỡng mộ kiến trúc Nhật Bản của ông. Thuật ngữ này dùng để chỉ một phong cách thiết kế mà ở đó người kiến trúc sư cố gắng tìm ra sự cân bằng hoàn hảo giữa con người, thiên nhiên và thiết kế. Thẩm mỹ của Wright đã làm hài hoà giữa kiến trúc và thiên nhiên gần như làm cho cấu trúc xuất hiện giống như nó vươn lên từ đất chứ không phải do con người xây dựng. Fallingwater ở Mill Run, Pennsylvania, là một trong những ngôi nhà kiến trúc hữu cơ nổi tiếng nhất của Wright.
Fallingwater nổi tiếng, Mill Run, Pennsylvania
Taliesin West, 1938, Scottsdale, Arizona
Dorothy G. Turkel House với những ô vuông kính nhỏ vô cùng lạ mắt
Frank Lloyd Wright còn là một thương nhân tài ba…
Ngoài vai trò là một kiến trúc sư, Wright còn là một thương nhân đam mê nghệ thuật Nhật Bản. Tính đến khi qua đời ở tuổi 91, ông sở hữu khoảng 6000 bản in Ukiyo- e (một thể loại nghệ thuật phát triển mạnh mẽ từ thế kỷ 17 tới thế kỷ 19 tại Nhật Bản gồm các bản in và tranh in mộc bản về các thiếu nữ đẹp, diễn viên kabuki, đô vật su mô,…).
Từ năm 1917 đến năm 1922, Wright tạm thời sống tại Tokyo vì lúc đó ông đang thực hiện xây dựng dự án khách sạn Imperial, khi đó ông đã mua các bản in Nhật Bản với số lượng lớn. Sau khi trở lại Mỹ, ông đã bán những bản in như hình ảnh chim hay loài hoa truyền thống của Nhật cho các khách hàng và quả quyết rằng đó là một trong những đồ nội thất tối giản nhưng hiện đại của mình. Trong thời kỳ suy thoái, ông kiếm được nhiều tiền từ việc bán tranh nghệ thuật hơn là từ công việc chính- một kiến trúc sư. Wright là người ảnh hưởng lớn trong việc thu hút người dân Mỹ quan tâm hứng thú đến Ukiyo- e của Nhật, các bức in còn lại trong bộ sưu tập của ông được trưng bày tại Art Institue.
Từ những bức Ukiyo- e mà Wright sở hữu có thể thấy rằng
kiến trúc của ông cũng ảnh hưởng không ít từ loại nghệ thuật Nhật Bản này
Kiệt tác của Wright xuất hiện trong rất nhiều bộ phim…
Kiệt tác Ennis House- một kiệt tác hồi sinh kiến trúc Maya của Wright đã xuất hiện trong hơn chục bộ phim, nổi tiếng nhất có lẽ xuất hiện với tư cách là một căn hộ của thợ săn kho báu Rich Deckhard trong Blade Runner của Ridley Scott. Tuy nhiên Vanndame House của Wright xuất hiện thường xuyên nhưng theo một cách không đúng, nói chính xác hơn là nó được mượn hình ảnh trong North by Northwest của Hitchcock. Những người cuồng tín về kiến trúc đã rất thất vọng khi biết căn nhà thực sự không tồn tại trong bộ phim, nó chỉ là cấu trúc tạm thời được các nhà thiết kế của bộ phim tạo ra, lý do là căn nhà của Wright đắt đến mức khó có thể thuê được. Những ngôi nhà của Wright có giá trị rất cao nên chính vì vậy mà ông không bao giờ thiết kế bất kỳ thứ gì liên quan đến kiến trúc cho các bộ phim Hollywood trừ khi họ có thể thuê được.
Ennis House đồ sộ và hoành tráng như một cung điện
Vanndame House trong North by Northwest chỉ là một mô hình được dựng dựa trên căn nhà thật mà Wright thiết kế
Tín đồ của Hippie- phóng khoáng, cởi mở, hòa hợp thiên nhiên là đây…
Ông ấy là một tín đồ Hippie thực sự, một nhân vật tiêu biểu đã giải thoát chúng ta khỏi 4 bức tường của một căn phòng kín và trở về với vòng tay của thiên nhiên. Thiên nhiên là nguồn cảm hứng bất tận cho Wright, ông là người có một phát ngôn vô cùng nổi tiếng “Quan sát thiên nhiên, yêu thiên nhiên, gần gũi thiên nhiên, thiên nhiên sẽ không bao giờ bỏ rơi bạn”. Một ví dụ điển hình cho tuyên bố trên là bảo tàng nổi tiếng Guggenheim, những phòng trưng bày giống như múi trái cây, được bao bọc bên ngoài bởi lớp màng mỏng, các phần khép kín nhưng phụ thuộc lẫn nhau, trong khi thiết kế xoắn ốc của tòa nhà làm người ta liên tưởng đến những vòng xoáy đẹp mắt của ốc anh vũ ốp đá cẩm thạch trắng mềm mại nổi bật dưới ánh sáng thiên nhiên.
Bảo tàng Guggenheim nổi bật với thiết kế xoắn ốc mềm mại đánh bật những kiến trúc khối hộp chữ nhật cứng nhắc xung quanh
Các tầng của bảo tàng được kết nối với nhau theo cách đặc biệt
Mặt cắt của bảo tàng Guggenheim
Những căn nhà Frank Lloyd Wright thiết kế là ác mộng của chủ nhà?!…
Những tòa cao ốc, những ngôi nhà do Wright thiết kế vẫn còn tồn tại đến tận giờ, tuy nhiên nó luôn nổi tiếng vì việc khó bảo trì và sửa chữa. Tòa nhà hành chính Johnson, Wingspreads và Fallingwater đều có vấn đề sau khi chúng được xây dựng, từ vấn đề rò rỉ mái đến khung cửa quá nhỏ để có thể chuyển đồ nội thất từ ngoài vào, tuy nhiên Wright vẫn thờ ơ với những phàn nàn như thế trong suốt cuộc đời ông, coi chúng như những thiếu sót không thể tránh khỏi của nghề. Một khách hàng quan trọng của ông là Herbert Johnson gọi cho ông và phàn nàn rằng nước từ mái nhà đã bị rò và nhỏ giọt trên đầu ông ấy khi ông ấy đang tham gia bữa tiệc mừng nhà mới của mình nhưng Wright đã đề nghị một cách hài hước rằng ông Johnson nên di chuyển ghế của mình đi chỗ khác thì hơn.
Thiết kế với bờ dốc hình xoắn ốc tại Phoenix, Arizona, 1951
Một thiết kế hiếm gặp của Wright ở Minneapolis
Frank Lloyd Wright đã nghĩ ra những thiết kế nhà riêng độc nhất vô nhị thời đó…
Vào cuối những năm 30, Wright bắt đầu nghĩ đến việc xây dựng những căn nhà riêng cho một hộ gia đình trung lưu mà ông gọi là “Usonian”- tầm nhìn độc nhất vô nhị của ông về quy hoạch đô thị ở Mỹ. “Usonian” được phát triển dựa trên những thiết kế trước của Wright ví dụ như kiểu nhà Prairie. Thiết kế Usonian (một đô thị thường có khoảng 60 căn loại này) vào năm 1936 đã giúp các gia đình trung lưu có một lựa chọn tuyệt vời khi muốn sở hữu một căn nhà riêng mơ ước phù hợp với ngân sách của họ. Những ngôi nhà một tầng này đại diện cho lý tưởng dân chủ của Mỹ. Usonian được thiết kế ra nhằm hạn chế chi phí do đó mà chúng không có gác xép, không có tầng hầm, không có dầm chìa đặt hệ thống sưởi ấm bằng năng lượng mặt trời và làm mát tự nhiên.
Usonian là một lựa chọn tuyệt vời cho các gia đình trung lưu
Một kiểu nhà Prairie
Ông còn là một nhà thơ lãng mạn trong kiến trúc…
Ông là một fan hâm mộ trung thành của Walt Whitman và Ralph Waldo Emerson. Theo nhiếp ảnh gia Edmund Teske, một người bạn của Wright nhận xét “trước hết Frank không phải là một kiến trúc sư mà là một nhà thơ thì đúng hơn, ông tự thể hiện bản thân mình qua các kiến trúc, vì thế có thể coi các công trình của ông giống như những những vần thơ đầy thi vị và lãng mạn”. Wright bị ám ảnh bởi việc tạo ra mối quan hệ hài hòa giữa kiến trúc và những vùng phụ cận xung quanh nó. “Mỗi tòa nhà thực sự giống như một bản nhạc du dương, có nội dung cốt lõi, có nhịp điệu và hài hòa với không gian giống như một con thiên nga hòa hợp với làn nước trong xanh trên hồ”. Hay ông còn đặt tên cho khu dân cư ở California là “Romanza” nhờ kiến trúc đẹp kết hợp với vẻ đẹp độc đáo của quang cảnh xung quanh đã tạo nên một địa điểm lãng mạn và tinh tế.
Những cấu trúc thuộc “Romanza” của Wright được tập hợp trong một bộ phim tài liệu
Frank Lloyd Wright là một người “điều khiển hình học”…
Wright rất yêu thích hình học. Ngay từ khi còn là một đứa trẻ, cách giáo dục của Frobel đã khuyến khích Wright tìm tòi về các dạng của hình học. Vào những năm 1940, các hình tam giác, hình tròn, lục giác và xoắn ốc có nguồn gốc tự nhiên xuất hiện với tần xuất khá lớn trong các công trình của ông. Sự độc đáo trong việc kết hợp những hình học cứng nhắc như hình tam giác, hình ovan, hình cung, tròn và vuông được thể hiện rất rõ trong Barnsdall House. Những họa tiết hình học như zigzag hay chevron- những họa tiết Art Deco trào lưu vài năm trước đây- được kết hợp nhịp nhàng trên khung cửa sổ.
Thiết kế Barnsdall House là sự kết hợp hài hòa của các loại hình học
Nói thẳng ra, Frank Lloyd Wright ghét New York…
Ông cảm thấy New York quá chật chội và đông đúc, thiếu sự phong phú về cả văn hóa và xã hội và hơn nữa thiết kế quy hoạch ở đây rất tồi tệ. Ông từng viết “nhìn vào quy hoạch của một thành phố lớn cũng giống như nhìn vào mặt cắt của khối u xơ”. Ông làm cho tất cả cư dân nơi đây phải tỉnh ngộ với biểu tượng kiến trúc Guggenheim của mình. Ông mô tả thành phố này gây ám ảnh giống như một ký sinh trùng ăn mòn tinh thần con người, Guggenheim đúng là một bảo tàng vô cùng tuyệt vời, ông đã nghĩ rằng nên đặt nó vào chỗ tốt hơn nhưng cuối cùng ông vẫn chọn New York. Nỗ lực thay đổi diện mạo New York, tuy nhiên, không may là 6 tháng sau khi ông qua đời nó mới được hoàn thành, và giờ nó trở thành công trình nổi tiếng nhất của Wright.
Những góc nhìn tuyệt đẹp của công trình biểu tượng cho sự nghiệp vĩ đại của ông
Cuối cùng, ông ghét âm thanh của từ “Papa”…
Được mệnh danh là cha đẻ của kiến trúc hữu cơ, ông thú nhận rằng đối với con cái ông chưa bao giờ cảm giác được rằng mình là một người cha mà tình cảm này đúng là chỉ dành cho những kiến trúc của ông. Trong một cuốn tự truyện ông viết rằng ông ghét âm thanh của từ “Papa”. Cuộc sống gia đình mơ hồ, không rõ rệt đã khiến cuộc sống cũng như nội tâm của ông bị xáo trộn, có lẽ vì thế mà ông dường như chỉ có kiến trúc, nó giúp ông thể hiện những quan điểm độc đáo, óc thẩm mỹ khác biệt và khiến ông trở thành người vĩ đại nhất trong kiến trúc Mỹ.
Sử dụng triệt để vẻ đẹp của đường cung trong hình học,
Norman Lykes Home là ngôi nhà cuối cùng mà Wright thiết kế